Nạn đói đe dọa toàn cầu sau COVID-19
Jnewsvn.com – “Hàng triệu người trên khắp hành tinh này có thể chết trong nhiều nạn đói sau đại dịch” – Liên Hiệp Quốc cảnh báo.
“Ước tính khoảng 300.000 người đã và đang bắt đầu chết đói mỗi ngày ở nhiều nơi, qua các nạn đói trong và sau đại dịch coronavirus” – người đứng đầu Chương trình Lương thực Thế giới David Beasley cảnh báo.
Mô tả đại dịch coronavirus là cuộc khủng hoảng toàn cầu tồi tệ nhất kể từ sau Thế chiến II, trong bài trình bày trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, ông Beasley cảnh báo rằng số người bị đói có thể tăng từ 135 triệu đến hơn 250 triệu và hành động khẩn cấp là cần thiết, đặc biệt khi đề cập đến phần dân số dễ bị tổn thương ở các quốc gia nghèo và đang có xung đột, nội chiến…
“Cần nhanh chóng tiếp cận những người này với sự hỗ trợ trong khoảng thời gian 3 tháng tới” – ông Beasley thêm.
Chương trình Lương thực Thế giới cần 350 triệu đô la tài trợ mới để thiết lập một mạng lưới các trung tâm hậu cần, nhằm giữ cho chuỗi cung ứng nhân đạo toàn thế giới hoạt động ổn định, đồng thời thúc giục các phe phái gây chiến ở các quốc gia có xung đột, xin phép họ được phục vụ những người dân của họ trước nguy cơ đói.
“Nếu không chuẩn bị và hành động ngay bây giờ nhằm tránh sự thiếu hụt tài chính và gián đoạn chuỗi cung ứng, chúng ta có thể phải đối diện với nhiều nạn đói mà Kinh Thánh cũng đã ghi chép, chỉ trong thời gian ngắn ngủi thôi” – ông nói.
Báo cáo toàn cầu về khủng hoảng lương thực năm 2020 (dựa trên sự đồng thuận về các tình huống mất an toàn thực phẩm cấp tính trên toàn thế giới của 16 tổ chức đối tác) lưu ý rằng 135 triệu người – cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây – được ghi nhận đã lâm vào nạn đói trong năm 2019. Và trong tình hình hiện tại, báo cáo lưu ý khả năng còn tệ hơn rất nhiều sau đại dịch coronavirus.
Báo cáo cũng cho biết, dự báo mất an ninh lương thực cấp tính năm 2020 đã được đưa ra trước khi COVID-19 trở thành đại dịch và không tính đến tác động của nó ở các nước đang bị khủng hoảng lương thực.
Trong khi ‘xung đột’ được báo cáo là động lực chính của mất an ninh lương thực trong năm 2019, thì ‘thời tiết khắc nghiệt’ và ‘cú sốc kinh tế’ cũng được ghi nhận đáng kể.
Hơn một nửa trong số 77 triệu người không an toàn thực phẩm ở các quốc gia, ‘xung đột’ được xác định là nguyên nhân chính ở Trung Đông và châu Á. Riêng Châu Phi được báo cáo là nơi có số lượng lớn nhất những người không an toàn thực phẩm cần giúp đỡ. Cụ thể là các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi thời tiết ở châu Phi, Nam Phi, kế đến là Trung Mỹ và Pakistan.
Trong khi đó, đại dịch COVID-19 “không phân biệt đối xử”, đã xuất hiện “55 quốc gia và vùng lãnh thổ với 135 triệu người không an toàn thực phẩm, cần cứu trợ nhân đạo khẩn cấp, đặc biệt hỗ trợ dinh dưỡng cho các đối tượng dễ bị tổn thương nhất qua đại dịch, vì họ rất hạn chế hoặc không có khả năng đối phó với các khía cạnh sức khỏe, kinh tế” – báo cáo lưu ý.
Các quốc gia này sẽ phải đối diện với sự đánh đổi quá lớn giữa việc hoặc cứu người hoặc hỗ trợ sinh kế, hoặc – trong trường hợp xấu nhất – cứu người khỏi virus corona xong để họ chết đói!
“Để ngăn chặn hàng chục triệu người đang đối diện với khủng hoảng lương thực hậu coronavirus, con người cần huy động và phối hợp hàng loạt ưu tiên chiến lược và cấp thiết vận hành”.
Trong một cuộc phỏng vấn với BBC, Beasley – người vừa hồi phục sau coronavirus – cho biết ước tính khoảng 30 triệu người có thể chết trong vài tháng nếu U.N. không đảm bảo thêm lương thực và tài trợ.
Chuyên gia kinh tế cấp cao của WFP, Arif Husain, nói: “Đó là một cú đánh bằng búa đối với hàng triệu người chỉ có thể ăn nếu kiếm được tiền”. Ông nói thêm tác động kinh tế của đại dịch coronavirus có khả năng là thảm họa đối với hàng triệu người “đang bị treo trên một sợi chỉ”.
“Cách ly, đóng cửa biên giới, hàng không… dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu. Chỉ cần thêm một cú sốc bất kỳ nữa là có thể để đẩy con người ra khỏi bờ vực. Chúng ta phải hành động ngay bây giờ để giảm thiểu tác động của thảm họa toàn cầu này” – ông nói.
Jnews lược dịch
(Nguồn: Christianpost; Ảnh: News18, Jero Hedge, UN News, Daily Mail, CNN, AFP)