Con dê, cây muối và… Cơ đốc nhân!
Jnewsvn.com – Tương tự như khát nước, khát muối là nhu cầu sinh tồn của con người và các loài động thực vật.
Trong ảnh là con sơn dương (dê núi), được mệnh danh là ‘thần leo trèo’, dũng mãnh như những những chiến binh La Mã. Nó có thể bước đi, chạy nhảy trên những sườn núi dốc đứng.
Các nhà nghiên cứu cho biết chúng leo trèo không chỉ để tìm thức ăn, mà còn tìm các viên đá hay quả của một loài cây có vị mặn (Cây Muối, ảnh) để thưởng thức.
Thời xưa, muối là loại hàng hóa được một số nơi xem như tiền tệ, như vàng trắng (bạch kim). Lính La Mã xưa còn được trả lương bằng muối (có lẽ vì thế mà chữ ‘salary’/lương và ‘salt’/muối có nguồn gốc từ đó?)
Muối dùng để nêm nếm thức ăn. Kinh Thánh Cựu Ước các thầy tế lễ được dạy: “Phải nêm muối các của lễ chay; chớ nên dâng lên thiếu muối; vì muối là dấu hiệu về sự giao ước của Đức Chúa Trời đã lập cùng ngươi; trên các lễ vật ngươi phải dâng chung với muối” (Lê-vi ký 2:13)
Trong ý nghĩa thuộc linh, Sứ đồ Phao-lô khuyên Cơ đốc nhân: “Lời nói anh em phải luôn có ân hậu và nêm thêm muối, để anh chị em biết phải đối đáp thế nào cho thích hợp với mọi người” (Cô-lô-se 4:6)
Muối dùng bảo quản thức ăn khỏi hư thối. Xưa không có tủ lạnh, nên cách duy nhất để giữ thịt cá là ướp muối.
Đức Chúa Jesus ví: “Các con là muối của đất”? Chúa muốn Cơ đốc nhân cần là vị mặn mà cho cuộc sống, ảnh hưởng xã hội, làm thay đổi thế giới quanh mình, giúp ngăn ngừa những hư hoại do tội lỗi.
Tịnh Văn tổng hợp
(Ảnh: nhiều nguồn)