Á, Phi mang Tin Lành ‘ngược’ đến châu Âu
Jnewsvn.com – Kế hoạch của Chúa như một bức tranh lớn, nhưng chúng ta chỉ có thể thấy những mảnh ghép nhỏ. Châu Phi từng được gọi là “Lục địa đen”, nhưng giờ châu Âu xứng đáng với nhãn hiệu đó hơn! Bởi phần lớn các quốc gia châu Phi ngày nay là Cơ đốc giáo, trong khi đa số người châu Âu nói họ bây giờ hoặc vô thần hoặc “không tôn giáo”.
Trong 20 năm qua, rất nhiều nhà thờ ở châu Âu bị đóng cửa và rao bán do không còn tín hữu, không có tiền tu sửa, hoạt động…
Nhưng rồi châu Âu đang được “tái truyền giáo”, các nhà truyền giáo đầu tiên của châu Âu đến châu Phi, châu Á, giờ chính những con người nơi này tái cầu nguyện, tái truyền giáo trở lại cho châu Âu!
Tiến sĩ Harvey Kwiyani, giáo sư Cơ đốc và Thần học châu Phi tại Đại học Liverpool Hope – Anh – lớn lên tại một ngôi làng ở Ma-rốc, nói lần đầu tiên ông được nghe Tin Lành là bởi nhà truyền giáo lừng lẫy Anh – David Livingstone.
“Thật là một sự phản chiếu ơn lành từ tương lai, khi các tín hữu Cơ đốc châu Phi, châu Á quay trở lại để củng cố niềm tin Cơ đốc cho Anh quốc và châu Âu!” – ông nói.
Ngày nay, các Hội Thánh mới thành lập từ thành phần nhập cư dựa trên nền tảng Lời Chúa và đức tin năng động có thể được tìm thấy ở hầu hết mọi thủ đô của châu Âu.
Sau nhiều năm suy tàn, việc đi nhà thờ ở Anh cuối cùng đã được vực dậy. Nhưng không phát triển theo kiểu nhà thờ truyền thống, mà theo kiểu các Hội Thánh năng động ở châu Phi hiện nay. “Tại London bất kỳ Chúa Nhật nào, hơn 60% tín hữu đi thờ phượng Chúa là người da màu, họ đến các Hội Thánh Ngũ Tuần của người châu Phi” – ông Kwiyani nói.
Ai-len (Ireland) hồi sinh
Sau khi có hàng loạt sự chuyển đổi, Ai-len giờ có “lửa” mới nhờ những người nhập cư Cơ đốc, gọi là “những người Ai-len mới”.
Mục sư Tunde Oke thuộc Hội Thánh Megachurch Ngũ tuần Nigeria, có mặt tại trên 100 quốc gia, trong đó có Anh và Ai-len cho biết: “Người Ai-len đến châu Phi nhiều năm trước và làm rất nhiều điều cho nơi này. Giờ chúng tôi quay trở lại, và hiện trạng như vầy càng khuyến khích chúng tôi làm nhiều hơn cho Ai-len”.
Hai Hội Thánh lớn nhất ở Ai-len hiện nay là Ngũ tuần
Đó là Hội Thánh Betania đang xây dựng cơ sở mới trị giá 5 triệu đô-la. Mục sư Valerian Jurjea, quản nhiệm Hội Thánh Betania thừa nhận: “Không ai đến đây với tư cách nhà truyền giáo, nhưng Chúa có kế hoạch của Ngài”. Mục sư Betania Avram Hadarau nói: “Những đứa trẻ của chúng tôi, thế hệ tương lai của chúng tôi có tiềm năng, và đây, mục đích chính của chúng tôi là xây Hội Thánh để trang bị và trao quyền cho thế hệ trẻ sẽ bước ra bên ngoài”.
Mục sư Jurjea nói: “Kế hoạch của Chúa như một bức tranh lớn, nhưng chúng ta chỉ có thể nhìn thấy những mảnh ghép nhỏ. Đó là kế hoạch theo cách của Ngài. Vì vậy, từ bây giờ chúng ta đã làm nên lịch sử nhưng chúng ta không biết mình đang làm nên lịch sử!”.
Mùa gặt trở lại
Mục sư Sean Mullarkey ở Dublin nói bây giờ Hội Thánh mọc khắp Ai-len do người nhập cư, “có thể nói không ai có thể làm được nếu không phải Chúa đã mang đến những ‘người Ai-len’ mới này”.
Ông Kwiyani tin rằng phong trào này ở châu Âu “sẽ xác định lại ý nghĩa của việc nên chăng trở thành một nhà truyền giáo trong thế kỷ hiện nay”.
“Bằng cách nào đó, Chúa luôn có sự hài hước” – Mục sư Oke nói – “Mà giờ mọi thứ cũng dần trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, Chúa đang mang mùa gặt trở lại cho những người đã từng đem Đức Chúa Jesus đến với (châu Phi) chúng tôi!”.
Jnews lược dịch
(Nguồn: CBN News; Ảnh: CBN, Quartz, Enternity News)