“Cầu xin an ninh đến trên Jerusalem…”
Jnewsvn.com – Việc công bố Kế Hoạch hòa bình của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong tuần này đã gây ra rất nhiều tranh cãi ở Israel và nước ngoài. Kế hoạch thể hiện rất chi tiết và có nhiều đề xuất. Có lẽ quan trọng nhất, kế hoạch này bảo vệ các yêu cầu từ phía Israel về chủ quyền đối với các vùng được gọi là vùng chiếm đóng, và Jerusalem là thủ đô thống nhất của Israel cũng như quyền của người Do Thái được sống ở Judea, Samaria và Thành cổ Jerusalem.
Trong tuần lễ kỷ niệm 75 năm giải phóng trại tập trung Auschwitz, thảm họa Holocaust thì điều rất quan trọng là quyền của người Do Thái được sống trong biên giới an toàn đã được công nhận. Kế hoạch hòa bình cũng yêu cầu phiến quân Hamas phải giải giáp và Gaza phải phi quân sự. Một dấu hiệu rất tích cực là UAE, Kuwait và Bahrain đã có mặt tại Nhà Trắng vào thứ ba và Ai Cập và Ả Rập Saudi đều đã chấp thuận các phần của kế hoạch của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, nhiều người lo ngại về các vấn đề cụ thể của bản kế hoạch, cách thức trình bày, thiếu đi sự ủng hộ từ người Palestine và khả năng còn ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ với cộng đồng cư dân Ả Rập ở Israel. Tương lai của người Cơ đốc nhân Ả Rập dưới chế độ được đề xuất cũng rất không có gì đảm bảo.
Với việc phía lãnh đạo Palestine bác bỏ hoàn toàn bản kế hoạch, sẽ rất ít khả năng người dân Palestine sẽ chấp thuận kế hoạch này trong tương lai gần. Trái lại, không ít người ở Israel đang lo sợ đối mặt với gia tăng bạo lực, chống đối.
Trong bối cảnh, Israel vẫn cần phải cảnh giác cao độ vì những nhà lãnh đạo Iran sẽ không quên lời thề của họ để trả đũa cho việc tướng Iran cấp cao Qassem Soleimani bị chính quyền Tổng thống Trump thủ tiêu ở Baghdad ngày 3/1.
“Kế Hoạch Hòa Bình” – “Giải pháp hai nhà nước thực tế”, là cách Tổng thống Mỹ Donald Trump mô tả bản chất của kế hoạch Hòa bình – thịnh vượng được chờ đợi từ lâu mà ông đưa ra vào thứ ba ngày 29/1/2020. Kế hoạch này bao gồm 2 phần: Chính trị và kinh tế. Tháng 6/2019 thì bản chi tiết kinh tế đã được công bố.
- Một số nội dung chính của phần chính trị đó là:
“Nhà nước Palestine”: Kế hoạch dự kiến thành lập một nhà nước Palestine phi quân sự, với các điều kiện kèm theo phải được đáp ứng. Người dân Palestine xứng đáng có một tương lai ổn định hơn và Tầm nhìn này có lẽ sẽ giúp họ đạt được tương lai đó. Các nhà lãnh đạo Palestine cần nắm lấy cơ hội hòa bình bằng cách công nhận Israel là nhà nước Do Thái cũng như từ chối chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức, kích hoạt các thỏa thuận đặc biệt để giải quyết nhu cầu an ninh quan trọng của Israel và khu vực, xây dựng các thể chế hiệu quả và lựa chọn các giải pháp thực tế. Nếu các bước này được thực hiện và các tiêu chí được nêu trong Tầm nhìn này được thỏa mãn, thì Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ thành lập Nhà nước Palestine.
“Đàm phán dẫn đến thỏa thuận hòa bình”: Kế hoạch để cả Israel và Palestine thực hiện các bước đi khác nhau nhưng vẫn chung một thỏa thuận ràng buộc và hòa bình để chấm dứt mọi xung đột.
“Jerusalem”: Jerusalem phía tây của hàng rào an ninh sẽ vẫn không bị chia cắt dưới chủ quyền của Israel. Một thủ đô của Palestine có thể được thành lập ở khu vực Jerusalem nhưng bên ngoài hàng rào. Jordan giữ quyền kiểm soát Núi Đền.
“Lãnh thổ, biên giới và các khu định cư”: Kế hoạch bao gồm bản đồ cho thấy biên giới của quốc gia Palestine trong tương lai được đề xuất. Nhà nước Palestine sẽ bao gồm tất cả các khu vực A và B hiện tại cũng như khoảng 70% khu vực C. Những khu vực này được kết nối bằng những con đường lớn. Một đường hầm kết nối Gaza và nhà nước Palestine. Israel vẫn giữ được chủ quyền đối với Thung lũng Jordan. Không có khu định cư biệt lập nào của Israel phải bỏ lại.
“An ninh”: Đề xuất này bao gồm các thỏa thuận mở rộng được lập ra chủ yếu để bảo vệ quyền được bảo an của Israel.
“Gaza. Phiến quân Hamas và Palestine Jihad Hồi Giáo” sẽ buộc phải giải giáp, và Chính quyền Palestine sẽ kiểm soát Gaza. Một loạt các đề xuất nhằm cải thiện các điều kiện kinh tế ở Gaza. Điều này bao gồm thêm lãnh thổ gần dải Gaza để cho phép xây dựng cơ sở hạ tầng mới.
“Phát triển khu vực”: Kế hoạch thúc đẩy hợp tác và hội nhập khu vực. Cả Jordan và Ai Cập sẽ có vai trò quan trọng trong việc xác định liệu kế hoạch có nhận được hỗ trợ chính trị trong khu vực hay không, và nếu vậy thì kế hoạch sẽ kết quả khi khu vực thương mại tự do giữa Jordan và Nhà nước Palestine được thiết lập.
Mới đây nhất, tại phiên họp bất thường cấp Bộ trưởng Liên Đoàn Ả Rập 01/02/2020 đã bác bỏ kế hoạch hòa bình giữa Israel và Palestine của Trump, khi cho rằng kế hoạch không dẫn đến một thỏa thuận cân bằng cho cả 2 bên. Liên đoàn Ả Rập cho biết họ sẽ không hợp tác với Mỹ để thực hiện kế hoạch này, vì “không đáp ứng các quyền và nguyện vọng tối thiểu của người dân Palestine”, lãnh đạo nhà nước Palestine, ông Mahmoud Abbas tuyên bố cắt đứt quan hệ bang giao với Mỹ và Israel!
Đây là khoảng thời gian vô cùng thử thách.
Do đó, Israel, người Do Thái cùng hết thảy người Ả Rập và cả những người không thuộc Do Thái hiện đang sống ở Israel và các vùng lãnh thổ (khu định cư), tất cả hàng xóm của họ nữa hơn bao giờ hết hiện đang rất cần những lời cầu thay của Hội Thánh Chúa trên toàn cầu.
Xin chúng ta hãy cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo của Israel để họ sẵn sàng gạt bỏ những mưu cầu hay toan tính, nhưng họ sẽ chỉ trông cậy vào Chúa, và Ý muốn Chúa sẽ là nguồn sức mạnh cho họ. Cầu nguyện cho sự hòa thuận thực sự giữa người Do Thái và người ngoại bang nơi Đất hứa. Xin cũng hãy cầu nguyện để Chúa Ngài tể trị và loại bỏ quyền lực tối tăm khỏi bất kỳ kẻ thù nào có ý định chống phá, tiêu diệt Israel, cho tất cả những ai đang sống trong khu vực Trung Đông đều sẽ nhận ra giá trị của tinh thần khiêm nhường, khôn ngoan và tôn trọng lẫn nhau. Hãy cầu hòa bình cho Jerusalem!
Nguyện cả Israel chỉ hy vọng vào Chúa mà thôi: “Đức Giê-Hô-Va ôi! từ nơi sâu thẳm tôi cầu khẩn Ngài. Chúa ôi! xin nghe tiếng tôi; nguyện tai Chúa lắng nghe tiếng nài xin của tôi. Hỡi Đức Giê-hô-va, nếu Ngài cố chấp sự gian ác. Thì, Chúa ôi! ai sẽ còn sống? Nhưng Chúa có lòng tha thứ cho để người ta kính sợ Chúa. Tôi trông đợi Đức Giê-hô-va, linh hồn tôi trông đợi Ngài; tôi trông cậy lời của Ngài. Linh hồn tôi trông đợi Chúa hơn người lính canh trông đợi sáng, thật, hơn người lính canh trông đợi sáng. Hỡi Y-sơ-ra-ên, hãy trông cậy nơi Đức Giê-hô-va; vì Đức Giê-hô-va có lòng nhân từ, nơi Ngài có sự cứu rỗi nhiều; chính Ngài sẽ chuộc Y-sơ-ra-ên khỏi các sự gian ác người” (Thi Thiên 130)
Shabbat shalom,
Andrew Tucker – Tổng Biên tập Cơ đốc nhân & Israel Ngày nay
(Nguồn: Cơ đốc nhân Vì Israel Quốc tế; Ảnh: CBN, Learn Religion, Joy! New, Anadolou-Agnecy, Christianity)