Vì sao ông Nô-ê biến mất?!
Jnewsvn.com – Ngay sau trận lụt lịch sử, ông Nô-ê biến mất mãi mãi, không bao giờ được nhắc đến trong Kinh Thánh, kinh Torah nữa, ông ấy đã đi đâu, về đâu?
Rất ít nhân vật trong kinh Torah và Kinh Thánh được ca ngợi theo cách mà Nô-ê được ca ngợi. Ông được gọi là ‘man’ hay ‘mensch’ (tiếng Hê-bơ-rơ) – ‘người đàn ông’, một người nam chính trực, đáng tôn trọng (Sáng-thế ký 6:9-11:32)
Ông còn được gọi là người trọn vẹn, công bình, thuần khiết, người đồng đi với Chúa, một tấm gương cho thế hệ ông, và thuộc nhóm ‘anh hùng đức tin’, những người vĩ đại trong Kinh Thánh.
Một đặc điểm độc đáo khác của Nô-ê mà chỉ có 3 nhân vật trong kinh Torah được nhắc đến, đó là Áp-ra-ham, Môi-se và A-rôn, đó là “Nô-ê đã làm y như lời Chúa phán dặn” – được nhắc đến 3 lần trong cuộc đời và sự nghiệp của Nô-ê.
Thế nhưng sau trận lụt, cái tên Nô-ê biến mất, không lần nào được nhắc đến nữa, trong khi Áp-ra-ham, Môi-se được nhắc rất nhiều lần trong Kinh Thánh. Đặc biệt Môi-se xuất hiện trong hầu hết mọi phần kinh Torah kể từ khi sinh ra. Vậy ông Nô-ê đã đi đâu, về đâu?!
Có ý kiến cho rằng sự biến mất của Nô-ê là do ông “đã làm y như Chúa phán dặn”. Nghe có vẻ ấn tượng? Nhưng không có nhiều sự tán dương ở đây.
Nô-ê đã hành động ở mức tối thiểu, không hơn. Khi Đức Chúa Trời nói với ông Ngài sẽ dùng một trận lụt để tiêu diệt thế giới, rằng ông nên đóng một con tàu để cứu bản thân, gia đình mình. Và Nô-ê đơn giản đóng một con tàu để cứu bản thân, gia đình mình.
Nhưng khi Chúa nói với Áp-ra-ham sẽ tiêu diệt 2 thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ, ông lập tức tranh chiến với Chúa, cố gắng cứu dân chúng và thành phố.
Tương tự, không ít lần Chúa muốn từ bỏ dân Do Thái vì sự bất trung, nhưng mỗi lần như vậy, Môi-se đều khẩn khoản cầu xin Ngài đừng tiêu diệt họ, và ông đã thắng.
Nô-ê không làm vậy. Dường như ông không cố gắng cứu thêm nhiều người, cứu thế giới mà ông đang sống, khi Chúa nói với ông Ngài sẽ phá hủy nó. Nô-ê mải bận tâm phần việc của mình. Vì vậy, lý do ông biến mất khỏi các sách Torah có phải vì Chúa muốn thấy những người chủ động, chiến đấu cho những gì họ tin cùng lòng trắc ẩn, quan tâm đến người khác. Ở một mức độ nào đó, Nô-ê là phép thử cho những gì một nhà lãnh đạo nên có. Ông tin cậy, vâng lời – thật tốt – nhưng chưa đủ cho vai trò một lãnh đạo tiên phong: dám ý kiến và có sáng kiến. Có vẻ như Nô-ê không có điều nào trong cả hai điều này.
Làm theo ý muốn Chúa là đúng đắn. Nhưng đừng chỉ giới hạn mình theo những gì Chúa phán. Nhưng để trở thành nhà lãnh đạo tiên phong thì điều đó đương nhiên chưa đủ.
Rabbi Ari Enkin
(Nguồn: Cơ đốc nhân vì Israel Quốc tế I Minh họa: Bibleword, Meeting God in the Margin, LR)