Mạng xã hội Facebook đổi tên thành Meta mang ý nghĩa gì?
Jnewsvn.com – Theo thông báo từ ông chủ facebook, cuối tháng 10 vừa qua, công ty đổi tên mới. Dù cái tên này đã bị chế giễu rộng rãi trên các phương tiện truyền thông xã hội. Nhiều người còn phát hiện Meta là ký hiệu của satan hay con rắn (ảnh).
Meta hay là ‘chết’?!
Meta trong tiếng Do Thái là פייסבוק_מתה, nghĩa là ‘Chết’, chính vì thế, cộng đồng nói tiếng Do Thái dùng mạng xã hội đã trêu chọc việc đổi tên mới này của facebook. Và Mark Zuckerberg – nhà sáng lập, CEO của facebook lại là người Mỹ gốc Do Thái.
Theo báo chí, nguyên nhân gã khổng lồ trong ‘làng’ truyền thông xã hội này đổi cả thương hiệu là do đang cố gắng chống đỡ một trong những cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất của mình sau nhiều vụ kiện trong suốt 2 năm qua, cổ phiếu facebook rớt giá… Nhưng trên hết, Mark Zuckerberg có tham vọng hướng tới một phiên bản ‘thực tế siêu ảo’ của internet mà gã khổng lồ công nghệ này cho đây là tương lai của nhân loại.
Mark cho biết: “Cái tên facebook đã không thể bao hàm mọi thứ chúng tôi làm nữa. Mạng của chúng tôi bao gồm cả Instagram, Messenger, WhatsApp, tai nghe Quest VR, nền tảng Horizon VR và hơn thế nữa…”.
Một tương lai ‘siêu ảo’?
Mark mô tả: Metaverse là môi trường ảo, thể hiện sự hiện diện của bạn trong không gian kỹ thuật số, một giấc mơ đầy viễn tưởng trong vòng 1 thập kỷ qua. Một thế giới ảo đậm chất hiện thân, nơi con người về cơ bản sẽ sống trên mạng, ‘trong’ máy tính, trên thiết bị di động thông qua thực tế ảo thay vì gặp gỡ ngoài đời. Con người sẽ gặp nhau qua các hologram (hình chiếu lập thể, ảnh 3 chiều). Sẽ không chỉ giới hạn ở gặp gỡ, mà còn vô số các hoạt động khác như đi xem hòa nhạc hay chơi thể thao.
Đã có khoảng 19.000 người lắng nghe buổi thuyết trình về lý do đổi tên của Mark, về việc facebook (giờ là Meta) sẽ tạo ra một thế giới lý tưởng với toàn những người thân thiện, những buổi hòa nhạc mà ai cũng có thể đứng hàng đầu, những trận bóng rổ ‘ảo nhưng rất thật’. Nó sẽ không như những cáo buộc về thông tin sai lệch, thuyết âm mưu, phân biệt chủng tộc, phân biệt Cơ đốc giáo, ảnh hưởng đến lòng tự trọng của người dùng và vô số các nội dung rác đang tồn tại.
Nhưng thực ra sẽ không có vũ trụ nào – dù là kỹ thuật số hay bất kỳ thứ gì khác – mà không có những con người đang góp phần lan tỏa các thuyết âm mưu, thông điệp thù địch. Trong metaverse vẫn sẽ có những người sẵn sàng làm những hành động biến thái như… phô dâm, dù hiện tại avatar đại diện trên metaverse chưa cho phép thể hiện phần dưới hông của cơ thể.
Mark liên tục nhắc đi nhắc lại rằng chỉ riêng facebook thì không thể xây dựng một metaverse. Nhưng metaverse sẽ được phát triển bởi đội ngũ facebook, sử dụng chính máy chủ của facebook kết nối với các tài khoản mạng xã hội…
Và ngày 28/10/2021, CEO Mark Zuckerberg đã chính thức đổi tên ‘Facebook Inc’ thành ‘Meta Platforms Inc’, “nhằm tiến tới việc tập trung xây dựng một môi trường ‘siêu ảo’, mở ra một chương mới của Internet di động” – Mark nói.
Tuy nhiên, động thái này được cho là nhằm tách biệt danh tính công ty với mạng xã hội cùng tên vốn đang bị sa lầy trong vô số vụ bị tố độc tài, bê bối… trong suốt thời gian qua. Đây cũng là bước tiến nhằm nhấn mạnh sự chuyển đổi sang một nền tảng máy tính mới nổi tập trung vào thực tế ảo. Và cổ phiếu của họ sẽ bắt đầu giao dịch dưới mã mới – MVRS – kể từ ngày 1/12/2021.
Cựu nhân viên của facebook – anh Frances Haugen – sau khi rời công ty đã ‘rò rỉ’ các tài liệu cho thấy công ty facebook từ lâu đã chọn và đặt lợi nhuận lên sự an toàn của người dùng. Gần đây, Haugen còn lên làm chứng trước Thượng viện Mỹ và các nhà lập pháp của Quốc hội Anh về ‘thế lực ngầm’ của Mark Zuckerberg và ‘nguy cơ bành trướng’ trong môi trường mạng xã hội và Internet.
Rằng với Meta, toan tính của Mark Zuckerberg là đưa 3 tỷ người dùng vào ‘vũ trụ ảo’: vui chơi, mua sắm, học hành ‘ảo’… tiến tới một tương lai bá chủ về kinh tế, xã hội.
Vũ trụ ảo
Về lý thuyết, vũ trụ ảo là một siêu mạng lưới được duy trì hoạt động liên tục của môi trường ảo. Trong đó, mọi người có thể tương tác với nhau, với các vật thể ảo thông qua những nhân vật số (Avatar) được tạo dựng, như trò chơi nhập vai trực tuyến với vô số người chơi.
Khái niệm ‘vũ trụ ảo’ là một thuật ngữ khoa học viễn tưởng mà nhiều người trong ngành công nghệ coi đó là sản phẩm từ môi trường Internet hiện nay. Dù đây mới chỉ là khái niệm, chưa xây dựng thành công, nhưng những ‘ông trùm’ mạng xã hội như facebook đang cố gắng đặt những viên gạch đầu tiên, hướng tới xây dựng không gian ảo cho các hoạt động trực tuyến: làm việc, vui chơi, học hành, mua sắm…
‘Metaverse’ ghép từ ‘Meta’ (siêu việt) với ‘verse’ (Universe – vũ trụ), được tiểu thuyết gia khoa học viễn tưởng Neal Stephenson dùng trong truyện ‘Snow Crash’ (1992), mô tả thế giới ảo mà trong đó nhân vật chính – Hiro Protagonist – tương tác, mua sắm, đánh nhau với kẻ thù… qua nhân vật số của anh ta. Tuy nhiên, thuật ngữ này đã được sử dụng từ trước đó với cùng khái niệm nhưng dưới cái tên khác là ‘CyberSpace’ trong tiểu thuyết ‘Neucromancer’ (1984) của William Gibson.
Với khả năng kết nối mọi lúc, mọi nơi, với mọi người, siêu vũ trụ ảo này sẽ như thế giới thứ hai của con người, mở rộng mọi giác quan, cả về tầm nhìn, âm thanh, xúc giác… khi mọi vật thể kỹ thuật số sẽ được hòa trộn vào thế giới thực, hoặc đắm mình vào môi trường 3D bất cứ khi nào ta muốn, còn gọi là ‘Thực tế mở’ (eXtended Reality – XR), bao gồm cả AR và VR.
Không chỉ vậy, người chơi còn có thể thay đổi ngoại hình của mình theo ý muốn, mua các vật phẩm ảo để sử dụng trong game. Và không chỉ dùng trong game, các vật phẩm này còn có giá trị ngoài đời thật, khi người chơi có thể mua bán, quy đổi ra tiền thật.
“Mọi người sẽ nhìn nhận chúng tôi là một công ty kinh doanh vũ trụ ảo, thay vì chỉ là công ty công nghệ thông thường” – Mark Zuckerberg trả lời phỏng vấn.
Nhưng báo chí lại cho biết không riêng gì facebook, nhiều hãng công nghệ ở Thung lũng Silicon cũng đã và đang làm mảng này. Cụ thể Microsoft với công nghệ chuyển đổi vũ trụ ảo, một số hãng game cũng đang thực hiện công nghệ ‘thực tế ảo’, ‘vũ trụ ảo’…
Ông trùm mạng xã hội & những con số ‘khủng’
Được biết cho đến nay, facebook vẫn tiếp tục giữ chặt danh hiệu như là nền tảng truyền thông xã hội phổ biến nhất hiện nay với khoảng 3 tỷ người dùng; thời gian của mỗi người dành cho facebook trung bình 35 phút/ngày; và 60,6% người dùng internet sử dụng facebook.
Năm 2020, doanh thu từ quảng cáo của facebook là 28,7 tỷ USD. Facebook tuyển nhân viên với tốc độ kỷ lục với tổng số người là 44,942. Năm 2020, facebook đã thừa nhận xóa 1,3 tỷ tài khoản bị báo cáo giả mạo. Trung bình mỗi phút có 400 người dùng mới đăng ký tham gia, và người dùng tạo ra 4 triệu lượt ‘Like’ mỗi phút. Mỗi ngày có 35 triệu người cập nhật trạng thái, và mỗi người dành trung bình 58,5 phút trên facebook/ngày; trên 350 tỷ ảnh đã được tải lên facebook.
Hiện có trên 2,53 tỷ điện thoại thông minh được dùng khắp thế giới, trong số đó, 85% cài app và sử dụng facebook. Có 65% người từ 50-64 tuổi dùng facebook, trong đó 54% người dùng là nữ, và nam giới là 46%; tuổi teen là 51%.
74% người có thu nhập cao dùng facebook để tìm kiếm và mua hàng; có trên 80 triệu trang kinh doanh trên facebook; có 44% người tiêu dùng thừa nhận mua sắm trên facebook; 26% người dùng facebook nhấp vào quảng cáo các loại dù không mua hàng. Trên tất cả các thiết bị được dùng để quảng cáo, di động chiếm 94%, và chỉ trong quý II/2020, facebook đã nhận được 94% doanh thu quảng cáo từ di động.
Tịnh Văn chuyển ngữ & tổng hợp
(Nguồn: Timesofisrael, The Verge, Blooomberg, Websiterating; Ảnh: nhiều nguồn)