Donald Trump – Vị Tổng thống của hòa bình
Jnewsvn.com – Cho đến nay, Tổng thống (TT) Trump đã đi gần hết nhiệm kỳ. So với nhiều đời TT khác, giai đoạn 4 năm của ông chưa can dự vào một cuộc chiến mới nào. Đó là một thành tích nhưng bị làm lu mờ của ông. Giờ, ta hãy ‘ngược thời gian trở về quá khứ’ các đời TT để có cái nhìn toàn diện, công bằng hơn cho ông.
- TT Obama
Đầu năm 2011, phong trào mùa xuân Ả-rập khởi đầu từ Tunisia lan đến Libya. Cuộc nổi dậy bắt đầu với mục tiêu lật đổ nhà độc tài Muammar Gaddafi.
Tháng 3/2011 Mỹ cùng đồng minh NATO quyết định can dự vào cuộc nội chiến Libya. Sau 7 tháng tấn công, Gaddafi bị giết, Mỹ và đồng minh tuyên bố kết thúc chiến dịch và rút đi, để lại một Libya vô chính phủ, bạo loạn, cướp bóc khắp nơi. Các phe phái nổi dậy làm một cuộc nội chiến mới vào năm 2014.
Cho đến giờ, Libya vẫn bất ổn. Từ một nước có trữ lượng dầu hỏa lớn nhất Châu Phi, Libya đang lâm cảnh đói nghèo. Sau này chính Obama phải thừa nhận đây là sai lầm tai hại nhất trong 8 năm cầm quyền của ông.
- TT Bush con
Xét về góc độ chiến tranh, đây là TT tệ nhất. Ông đưa nước Mỹ lún sâu vào Trung đông, gây tổn thất lớn lao cả người và của. Nước Mỹ chìm ngập trong nợ nần.
Năm 2001, sự cố 11/9 với 2 tòa tháp đôi ở New York bị không tặc khủng bố, mở màn cho chiến dịch tấn công tiêu diệt al-Qaeda. Mỹ tiến quân vào Afghanistan lật đổ Taliban – được cho là chứa chấp al-Qaeda và Osama bin Laden – Taliban bị lật đổ, nhưng al-Qaeda và Bin Laden trốn thoát. Mỹ bị sa lầy ở Afghanistan, vất vả đối phó với du kích Taliban.
Năm 2003, Mỹ và đồng minh tấn công Iraq nhằm giải trừ vũ khí giết người hàng loạt. Saddam bị bắt sống và xử tử. Nhưng sự thật tin tức về vũ khí giết người hàng loạt của Iraq không chính xác. Saddam bị lật đổ nhưng Iraq rơi vào tình trạng hỗn loạn trong rất nhiều năm.
Cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq là sai lầm không thể tha thứ thời ông Bush. Mỹ chính thức bị chôn chân ở đây cho đến tận giờ.
- TT đào hoa Bill Clinton
Năm 1998, Mỹ và đồng minh NATO quyết định can dự vào cuộc nội chiến của liên bang Nam Tư với điểm nóng là Kosovo. Chiến dịch oanh tạc của liên quân kéo dài 3 tháng, từ tháng 3 – 6/1999, với 1.000 chiến đấu cơ.
Cuộc chiến ít nhiều bị mang tiếng vì nhiều ngàn thường dân thiệt mạng. Giang hồ còn xì xầm rằng TT Clinton muốn dùng đạn bom để lấn át tiếng ồn của công luận Mỹ với cuộc tình vụng trộm giữa Clinton và thực tập viên Monica Lewinsky.
- TT Bush cha
Ngoài cuộc chiến vùng Vịnh (Gulf war) năm 1991, ở đó Mỹ và đồng minh đẩy lui quân Iraq, tiến chiếm Kuwait trong chiến dịch Sấm Sét (Lightning Campaign), tổng thống Bush còn can dự vào cuộc chiến ở Panama.
Tháng 12/1989, Mỹ đưa 9 ngàn quân vào Panama để lật đổ nhà độc tài Manuel Noriega – bị kết tội buôn ma túy vào nước Mỹ.
- TT Ronald Reagan
Năm 1983, Mỹ cùng 6 nước đồng minh vùng Caribbean tiến chiếm đảo quốc Grenada, lật đổ chính phủ đương nhiệm, thiết lập chính quyền mới. Cuộc can thiệp quân sự này bị đồng minh lên án, trong đó có Canada và Anh.
Dư luận thường cho TT Trump bốc đồng, nhưng 4 năm cầm quyền cho thấy ông có sự tính toán khôn ngoan, đã tránh được những cuộc chiến mới như các vị tiền nhiệm.
Ông Trump hạn chế can dự vào các xung đột quốc tế. Còn khi Mỹ liên quan, ông luôn chủ trương thương thuyết. Chỉ khi không thành công, ông mới sử dụng sức mạnh một cách nhanh gọn, chính xác, không để bị sa lầy vào những cuộc chiến lê thê như các đời TT trước.
Ông tránh được xung đột với Bắc Hàn mà ngày bàn giao, TT Obama đã tiên đoán rằng Trump sẽ tiến hành chiến tranh với quốc gia luôn gây hấn để tống tiền này.
Còn nhớ lúc tranh cử, ông tuyên bố sẽ tiêu diệt ISIS nhanh chóng. Đây là tổ chức nhà nước Hồi giáo cực đoan ở Iraq và Syria (ISIS = Islam State of Iraq and Syria), phát triển mạnh và lan ra nhiều nơi trên thế giới giữa 2014.
Tính đến cuối nhiệm kỳ TT Obama 2016, họ đã thực hiện 140 cuộc tấn công khủng bố trên 29 quốc gia ngoài Iraq và Syria. Không ai có thể quên các video ghê rợn cảnh chặt đầu Cơ đốc nhân.
Dĩ nhiên, tuyên bố này bị ứng viên Hillary và báo chí cười nhạo. Nhưng chưa đầy 1 năm, ông Trump đã tiêu diệt gọn ISIS trước sự ngạc nhiên của nhiều người. Thủ lĩnh Abu Bakr al-Baghdadi bỏ trốn.
Đến tháng 10/2019, bị truy lùng tận sào huyệt, Abu Bakr al-Baghdadi đã nổ bom tự sát, đặt dấu chấm hết cho nhà nước khủng bố ISIS một thời tung hoành đẫm máu ở khu vực Iraq, Syria, và nhiều nơi trên thế giới.
Lại nói về Iran. Cuối 2019, Iran có nhiều động thái gây hấn. Họ bắn rơi chiếc drone của Mỹ, bắt tàu chở dầu nước ngoài đi ngang eo biển Hormuz; tấn công căn cứ quân sự Mỹ ở Iraq, 3 công dân Mỹ và Anh thiệt mạng.
Trước tình hình này, TT Trump nhiều lần đặt tay lên cò súng, nhưng ông đã biết kềm chế, tránh vướng vào 1 cuộc chiến khi còn có thể.
Nhưng giọt nước cuối cùng đã tràn ly. Đầu năm 2020, tòa đại sứ Mỹ ở Iraq bị tấn công bằng rocket, trong đó có bàn tay nhám nhúa của Iran.
Lằn ranh đỏ bị xâm phạm, ông Trump xuống tay bất ngờ diệt gọn viên tướng dữ của Iran là Soleimani bằng 1 quả tomahawk chính xác đến từng centimet, rót vào chiếc xe chở Soleimani vừa ra khỏi phi trường Baghdad.
Đây là 1 mất mát lớn. Soleimani là bậc thầy tổ chức những cuộc tấn công khủng bố vào lực lượng Mỹ và đồng minh. Nhưng Iran đã không thể hiểu con người Trump nên phải trả giá đắt.
Nhiều người lo sợ chiến tranh bùng nổ, Iran sẽ trả thù, ông Trump bị lên án dữ dội. Nhưng cho đến giờ tình hình vẫn ổn, Iran phải mất nhiều thời gian để gượng dậy, và Mỹ vẫn tiếp tục rút quân khỏi Trung đông như đã hứa.
Ấn tượng nhất, nóng hổi, tháng 8/2020 là thỏa thuận hòa bình giữa Do Thái và Các tiểu vương Ả rập thống nhất mà đạo diễn không ai khác hơn là chính phủ ông Trump. Đây là bước đột phá ngoại giao lịch sử không ai ngờ, mở ra hy vọng lớn về thời kỳ hòa bình cho lò lửa Trung đông từ bao đời nay – một chiến tích lừng lẫy, một nhiệm vụ bất khả thi qua nhiều đời tổng thống Mỹ. TT Trump và nội các xứng đáng nhận được điểm son lịch sử này, dù ghét hay thương ông.
Như vậy, nói ông Trump là ‘Vị TT của hòa bình’ không gì quá đáng. Gạt qua một bên lớp sương mù thị phi, thù ghét, các nhà sử học rồi sẽ ghi nhận những thành quả này của ông.
Ông nóng nảy, bốc đồng thường với giới báo chí cánh tả – những kẻ hàng ngày rình rập, xâu xé, chửi bới, chế nhạo ông. Nhưng với hàng loạt sự kiện 4 năm qua, chính phủ của ông đã tránh được những cuộc chiến mới như các đời TT trước. Ông Trump chủ trương thương thuyết – ‘Art of the deal’ – dùng văn trước, hạn chế dùng võ khi còn có thể. Nhưng khi đã ra chiêu thì nhanh gọn, chính xác, không dông dài.
Ông Trump là TT ‘tay ngang’ nên bị nghi ngờ, chê bai rất nhiều. Trước cuộc bầu cử tháng 11/2016, 50 chuyên gia hàng đầu về chính sách ngoại giao của đảng Cộng hòa ký vào một lá thư cảnh cáo rằng ông Trump không hội đủ tiêu chuẩn (not qualified) để trở thành TT hay tổng tư lệnh (commander-in-chief), và ông là mối nguy lớn cho an ninh và thịnh vượng của nước Mỹ.
Nhưng 2 năm sau, chính những thành viên trong nội các của ông Obama cũng phải thừa nhận ông Trump, với những cách thức phi chính thống (unorthodox), ông đã đạt được những thành quả mà các chuyên gia nói trên có nằm mơ cũng không dám nghĩ đến.
‘Võ công’ của ông kỳ lạ, chưa từng xuất hiện trên giang hồ, nên bị quần hùng nghi ngờ cũng phải! Nhưng 4 năm qua đủ cho ông để lại 1 di sản không hề tệ, với các ‘chiêu thức’ mới về đối ngoại phi sách vở, phi truyền thống nhưng luôn đạt hiệu quả cao.
Tóm lại, ai đánh giá bằng kết quả thì thích ông Trump, còn muốn nghe những lời hoa mỹ, tráng lệ của một ‘TT siêu cường’ sẽ không thích ông, đặc biệt là những kẻ vô thần, chống Chúa, thích chiến tranh, giết chóc…
Larry De King
(Ảnh: Getty Images, CNN, ABC News)