7 lý do Việt Nam sẽ ‘dẹp loạn’ covid!
Jnewsvn.com – Thứ nhất tâm lý ‘phòng bệnh hơn chữa bệnh’ khiến người VN rất tự giác, không hoặc rất ít cần tới sự can thiệp của nhà nước, các chính sách phòng dịch được hầu hết chấp hành rất nghiêm chỉnh!
2. Tin tuyệt đối vào cái… khẩu trang, rửa tay thường xuyên, giữ khoảng cách… Trái với xã hội Mỹ, khi bị buộc đeo khẩu trang, hàng ngàn người đã xuống đường biểu tình: “Tôi không thở nổi!”…
3. Y tế VN tuy bị đánh giá là lạc hậu, nhưng đã có kinh nghiệm từ lần dịch trước. Hơn thế, năm nào VN cũng có dịch bệnh, nên hệ thống y tế luôn trong tư thế sẵn sàng.
4. Sự quyết liệt của chính quyền: Nếu theo dõi tin tức dịch bệnh ở nhiều nước, bạn sẽ thấy VN kiểm soát dịch khá ‘gắt’. Hiếm có nước nào một người bị nghi nhiễm thì cả làng, cả phố phải chịu cách ly như ở ta. Ở Mỹ, châu Âu… một người tự nghi nhiễm phải tự tới bệnh viện xét nghiệm rồi về nhà chờ kết quả; trong khi ở VN là bị cách ly lâu rồi!
5. Xã hội vẫn đề cao lợi ích công hơn lợi ích cá nhân. Cụ thể cả làng, cả xóm, cả khu phố, cả tòa nhà… hễ bị cách ly là răm rắp, cho đó là việc đương nhiên. Khác với các xã hội nơi quyền tự do cá nhân được đề cao, việc cách ly một cộng đồng dân cư rất khó vì vấp phải nhiều sự phản đối.
6. Hệ thống giám sát đồ sộ. Ở ta, mức độ giám sát của nhà nước đối với công dân xuống tới tận cấp xã, thôn, khu phố. Cái này không có ở các xã hội khác. Hệ thống giám sát thủ công này lại đã tỏ ra hiệu quả trong việc chống dịch ở VN, bởi nó giúp nhà nước nắm tình hình tốt hơn, thực hiện các biện pháp đối phó hiệu quả hơn.
7. Cơ đốc nhân khắp Bắc Trung nam, kiều bào… hiệp lòng cầu nguyện cho VN. Chúa nhất định sẽ giải cứu chúng ta như đã từng. Chỉ cần chúng ta TIN CẬY, giao phó.
Trên là 7 lý do sơ sơ, cho thấy chúng ta không cần phải quá lo lắng với dịch bệnh lần này! Chúng ta có một Đức Chúa Trời thành tín: “Vì ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu” (Rô-ma 10:13). Hallelujah! Điều cần nhất là tiếp tục góp lời cầu nguyện, cầu thay cho Đà Nẵng, cho Sài Gòn, cho cả dải đất nhỏ bé nhưng lắm gian truân này. Amen!
Nguyễn Trường Sơn
(Jnews biên tập; Ảnh: Unsplash)